Điều Kiện Kinh Doanh Vận Tải Đã Cởi Mở Hơn?

CẮT GIẢM ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI

Đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh vận tải

Theo Bộ GTVT thống kê có 570 điều kiện kinh doanh vận tải, hiện đang lấy ý kiến doanh nghiệp để cắt giảm, nhầm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, giảm giá thành, giúp thị trường vận tải phát triển mạnh, người dân có lợi hơn.

Hội thảo lấy ý kiến rà soát danh mục điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong lĩnh vực GTVT trở thành dịp để các doanh nghiệp (DN) vận tải nêu các khó khăn của mình. Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ GTVT tổ chức ngày 26-3 vừa qua.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng cần phải xóa bỏ triệt để cơ chế xin-cho, chuyển sang hậu kiểm tra để tránh tình trạng DN bị thiệt hại do chính sách. “Có những DN bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để mua xe nhưng phải “đắp chiếu” vì chờ được chấp thuận quy định liên quan đến bến bãi” – hy vọng dự thảo Nghị định 86 ( click vào đây để xem nghị định 86) sẽ tháo gỡ được những vấn đề về đăng ký kinh doanh, đăng ký vào tuyến, bến, bãi…

 

Theo các hãng xe, Bộ GTVT nên bỏ thủ tục cấp, dán phù hiệu xe hợp đồng trước kính (ảnh: dailo.vn)

 

 

BỎ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THÌ PHẢI BỎ HẲN, CHỚ NÊN CHUYỂN SANG HÌNH THỨC KHÁC

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu đồng tình với cách làm của Bộ GTVT khi thống kê tới 570 ĐKKD và dùng làm cơ sở để cắt giảm. Ông Hiếu cho rằng : “Có những ĐKKD thì không phải là cắt bỏ mà chuyển ĐKKD từ “trạng thái này sang trạng thái khác”. Theo tôi, Bộ GTVT nên mạnh dạn cắt giảm, bãi bỏ, bởi chỉ có bỏ hẳn các ĐKKD mới là giảm gánh nặng cho DN”.

Theo ông Hiếu, đợt rà soát này của Bộ GTVT cũng như các bộ khác vẫn mang tính cơ học và kỹ thuật. “Phải coi đây là cải cách về ĐKKD và phải có chủ thuyết” – ông Hiếu khuyến nghị. Cụ thể hơn, ông Hiếu cho hay Bộ GTVT căn cứ vào luật đang phân chia vận tải hành khách thành các loại hình cụ thể và cố gắng để các loại hình này không “lấn sân” các loại hình khác. “Chúng ta quy định xe hợp đồng không được đón trả quá 30% số khách chắc là để hạn chế xe hợp đồng trà trộn, tranh giành với xe tuyến cố định. Nhưng cái cần phải làm để các loại hình cạnh tranh với nhau” – ông Hiếu nêu.

Vô cùng hoan nghênh Bộ GTVT và đề nghị phải loại bỏ các ĐKKD không cần thiết như yêu cầu về phương án kinh doanh, bố trí đủ xe và tài xế, có nơi đỗ xe phù hợp, người điều hành… vì DN vận tải hẳn đã nắm rõ nhất nhu cầu thị trường để có phương án kinh doanh, nhân sự phù hợp, không cần Nhà nước phải quy định cụ thể.

Đề xuất bãi bỏ những quy định đối với xe hợp đồng như tài xế mang theo hợp đồng, danh sách hành khách theo quy định vì tạo gánh nặng không cần thiết cho DN…

Đã cắt giảm 83/129 thủ tục vận tải đường bộ

Trong lĩnh vực đường bộ, Bộ GTVT đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 83/129 thủ tục, ĐKKD.

Một số ĐKKD liên quan tới quy mô DN thì lần này sẽ bỏ để không gây khó cho DN…

 

Bộ GTVT thống kê có 570 điều kiện kinh doanh và đang lấy ý kiến doanh nghiệp để cắt giảm (ảnh http://plo.vn)

 

Dự kiến sẽ có hơn 60% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GTVT bị cắt bỏ (ảnh: Baomoi.com)

 

Điều kiện kinh doanh cần trên tinh thần kiến tạo cho doanh nghiệp

Đề cập đến các điều kiện còn bất cập trong kinh doanh vận tải, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, nhiều điều kiện đưa ra khiến cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý không thực hiện được. Chính điều này vô tình tạo điều kiện cho các cơ quan thanh kiểm tra xử lý các doanh nghiệp.

Bộ GTVT hiện đang rà soát cắt bỏ và đơn giản hóa 350/570 điều kiện kinh doanh (trên 60%). Trong đó, lĩnh vực đăng kiểm cắt giảm 38/58 (65%); đường bộ 83/129 (trên 66%); dịch vụ vận tải đa phương thức và kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm 15/31 (trên 48%); đường sắt 17/26 (65%); hàng hải 109/189 (57%); đường thủy nội địa 37/49 (75%) và hàng không dân dụng 53/78 (67%).

 

3 Bộ đang đứng ngoài cuộc trong việc Cắt giảm điều kiện kinh doanh vận tải?

Theo bài viết mới nhất (27/3/2018) trên báo http://vietnamfinance.vn cho rằng:

(VNF) – Báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các Bộ, ngành đều có động thái rà soát, đề xuất, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an là chưa có đề xuất hoặc sửa đổi gì (vì bộ này ít liên quan đến lĩnh vực vận tải)

Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh đang được các Bộ ngành triển khai tương đối tích cực

 

Theo báo cáo, hiện nay có 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh với 3.571 yêu cầu, điều kiện (tính trung bình có khoảng hơn 14 yêu cầu, điều kiện áp dụng với mỗi ngành nghề đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau) được quy định tại 231 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 66 luật, 3 pháp lệnh, 162 nghị định.

Các điều kiện kinh doanh được quy định khá đa dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức, yêu cầu, điều kiện khác nhau và được phân thành 8 nhóm cơ bản, gồm: phải được tổ chức dưới hình thức pháp lý nhất định; yêu cầu về nhân lực, lao động; yêu cầu về năng lực sản xuất; yêu cầu về cách thức, bố trí tổ chức sản xuất, nhà xưởng; yêu cầu về năng lực tài chính tối thiểu; yêu cầu phải phù hợp với quy hoạch; yêu cầu nhân sự quản lý, vận hành phải được đào tạo; yêu cầu phải được chấp nhận của cơ quan nhà nước để được kinh doanh – quá nhiều yêu cầu như thế thì doanh nghiệp mới thành lập khó lòng đáp ứng được.

Kết quả rà soát cho thấy duy nhất Bộ Công Thương thực hiện mạnh việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm được 675 điều kiện.

Các Bộ có động thái đáng kể trong đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, gồm: Bộ Xây dựng (đề xuất bãi bỏ 5 ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, 6 ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 183 điều kiện), Bộ Giao thông vận tải (đề xuất cắt giảm 15% trong tổng số 498 điều kiện), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đề xuất cắt 118/345 điều kiện).

Ngoài ra, còn có Bộ Thông tin và Truyền thông (đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51/250 điều kiện), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đề xuất cắt giảm 76/163 điều kiện)…

Các Bộ chưa có động thái gì trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là: Bộ Giáo dục và Đào tạo (có 241 điều kiện thuộc 9 ngành nghề, cần bãi bỏ, cắt giảm 121 điều kiện), Bộ Quốc phòng (có 34 điều kiện thuộc 2 nhóm ngành nghề, cần bãi bỏ, cắt giảm 17 điều kiện) và Bộ Công an (66 điều kiện,cần tiếp tục cắt giảm 33 điều kiện, tuy nhiên Bộ cho rằng các điều kiện là hợp lý, cần thiết nên không đề xuất cắt bỏ).

Trước thực tế trên, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất, sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý.

“Việc cắt giảm, sửa đổi, bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào một điều kiện, tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay tên đổi họ”, Tổ công tác nhấn mạnh.

CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG ĐỀ XUẤT CẮT GIẢM THỦ TỤC KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

    1. Quy định liên quan đến bến bãi;
    2. Chu kỳ kiểm định xe cơ giới nên là 24 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay;
    3. Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt;
    4. Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản;
    5. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
    6. Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (vì xe nào cũng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn khi đăng kiểm);
    7. Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình (sẽ cắt giảm chi phí đáng kể);
    8. Phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh (doanh nghiệp tự biết sắp xếp việc này);
    9. Nơi đỗ xe đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường  theo quy định của pháp luật (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm);
    10. Về việc kiểm định đồng hồ taxi thì Nhà nước đã kiểm soát chặt về chất lượng mà vẫn bắt DN đăng kiểm một năm/lần. Đề nghị bỏ quy định này để các DN tự chịu trách nhiệm với xã hội;
    11. Theo các hãng xe, Bộ GTVT nên bỏ thủ tục cấp, dán phù hiệu xe hợp đồng trước kính;
    12. Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm);
    13. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải (Luật lao động đã có);
    14. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ (hơi chung chung);
    15. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác (làm khó cho doanh nghiệp, có thể phải chạy mua bằng cấp);
    16. Đơn vị kinh doanh vận tải phải trang bị máy tính (họ không biết sử dụng máy tính cũng phải mua vì rất nhiều doanh nghiệp chỉ làm trên sổ sách);
    17. Đơn vị kinh doanh vận tải có đường truyền kết nối mạng; Đơn vị kinh doanh vận tải  phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe; phải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh; chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định;
    18. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (nên để doanh nghiệp tự quyết);
    19. Phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (doanh nghiệp nhỏ thì làm sao có được?)
    20. Phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (tự khách hàng sẽ là người đánh giá và quyết định lựa chọn dịch vụ);
    21. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu theo quy định (Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên — điều này quá bất công cho các doanh nghiệp, tạo tiền đề lách luật – chạy xe không đúng tuyến, làm hợp đồng thuê xe giả);

CÁC ĐỀ XUẤT CẮT GIẢM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI XE BUÝT

Phải là doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở lên phải có vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách, các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành (vậy là các xe Xu chở khách nhỏ không được hoạt động – các tuyết đường nhỏ sẽ không thể có xe buýt – làm cho người dân buộc phải đi xe máy);
  • Có màu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể về màu sơn của xe buýt trên địa bàn;… chi tiết xem link này.Dieu-kien-kinh-doanh-van-tai_Nghi-dinh-86.2014.ND.CP

 

 

Chia sẻ ngay cho bạn bè

Trả lời